Bao bì sản phẩm là gì?

Đầu tiên chúng ta cần biết được bao bì sản phẩm là gì để hiểu rõ hơn về chúng. Bao bì là một sản phẩm đặc biệt, được dùng để bao bọc và chứa đựng, nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, bảo quản trong kho và tiêu thụ sản phẩm. Bao bì sản phẩm có liên quan đến cách thức bảo quản và trưng bày sản phẩm. Thông thường, bao bì được thiết kế rất hấp dẫn, phù hợp với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người tiêu dùng. Có nhiều cách phân loại bao bì sản phẩm khác nhau tùy vào đặc tính của từng loại. Do đó khách hàng cần xem xét để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.

a. Phân loại theo công dụng

+ Bao bì trong: loại bao bì này dùng để đóng gói hàng hoá, nó trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm, thường được bán cùng sản phẩm. Do đó, giá trị của nó được cộng luôn vào giá trị sản phẩm đem bán.

+ Bao bì ngoài (hay bao bì vận chuyển): loại này có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn số lượng và chất lượng sản phẩm, phục vụ cho việc chuyên chở sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

b. Phân loại theo độ chịu nén

Độ cứng có 3 dạng: bao bì cứng, bao bì nửa cứng và bao bì mềm.

+ Bao bì cứng: có khả năng chịu được các tác động cơ học từ bên ngoài, tải trọng của sản phẩm bên trong, giữ nguyên hình dạng khi thực hiện việc chứa đựng, vận chuyển, xếp dỡ.

+ Bao bì nửa cứng: loại này có đầy đủ tính vững chắc khi thực hiện chứa đựng sản phẩm và vận chuyển; tuy nhiên bị giới hạn ở mức độ nhất định. Nó có thể bị biến dạng dưới sức nặng của hàng hoá, tác động sức ép khi chất đống hàng, tác động cơ học (va đập, rung xóc) khi vận chuyển.

+ Bao bì mềm: dễ bị biến dạng khi chịu tác động của trọng tải hàng hoá và tác động cơ học từ bên ngoài, dễ thay đổi hình dạng. Tuy nó chịu được tác động, va chạm trong quá trình bốc dỡ vận chuyển, nhưng bao bì loại này lại là phương tiện để truyền các tác động đó vào hàng hoá và thường dùng cho các sản phẩm dạng hạt, bột, không bị ảnh hưởng bởi các tác động cơ học đến chất lượng sản phẩm.

c. Phân loại bao bì theo vật liệu chế tạo

+ Bao bì bằng giấy, carton và bìa

-  Đây là loại bao bì phổ biến hiện nay trên thị trường quốc tế và trong nước. Nó chiếm khoảng 70% các loại bao bì sử dụng. Loại bao bì này có các tính chất sau: Về mặt lý học: chống ẩm, chịu xé, chịu gấp và chịu sự va đập (có độ cứng cao); Về hoá học: bền với hóa chất, bền với nhiệt (chịu nóng tốt), bắt lửa kém, chống được côn trùng, vi trùng; Sinh lý học: không mùi, không vị, không độc; Tâm lý học: bề mặt phẳng, dễ in ấn trang trí, dễ sử dụng. Loại này có khả năng thu hồi vật liệu để tiếp tục quá trình sản xuất các loại bao bì hàng hoá khác

+ Bao bì bằng các vật liệu nhân tạo, tổng hợp các loại vật liệu

Ví dụ như các loại bao bì được sản xuất từ chất liệu polime, cao su nhân tạo, màng chất dẻo, bao bì nhựa cứng… hoặc kết hợp nhiều loại vật liệu khác để sản xuất ra các loại bao bì đảm bảo được yêu cầu trong bảo quản, vận chuyển sản phẩm.

+ Bao bì bằng thuỷ tinh, đồ gốm

-  Thường để chứa đựng các sản phẩm dạng lỏng như dược phẩm, hoá chất, rượu bia, nước giải khát… loại này không độc, không phản ứng với hàng hoá, có độ cứng nhất định, nhưng rất dễ vỡ khi bị va chạm, rung xóc trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.

Tổng hợp 8 loại giấy in bao bì sử dụng phổ biến hiện nay

Ngày nay ngành công nghiệp in ấn và bao bì  ngày càng đa dạng hơn, việc chọn đúng loại giấy in là vô cùng quan trọng để tạo ra sản phẩm đẹp mắt, bền vững và phù hợp với mục đích sử dụng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 8 loại giấy in bao bì phổ biến nhất được sử dụng trong lĩnh vực này. Chúng ta cũng sẽ xem xét các ưu điểm và nhược điểm của từng loại giấy in để bạn có thể đưa ra quyết định thông minh khi lựa chọn. 


– Giấy Ford là loại giấy không tráng phủ nên có bề mặt mịn, không chói, phù hợp để làm cuốn sách để viết bài và đọc. Đặc biệt hơn là giấy xử lý theo phương pháp hóa nghiền nên đã loại bỏ được hầu hết lignin vì thế mà giấy Ford khó bị ố vàng theo thời gian, lưu trữ lâu cũng sẽ không bị hư. Các định lượng thông dụng của giấy Ford: 60 gsm, 80gsm, 100gsm, 120 gsm, 140 gsm, 300 gsm,…

– Phân loại

+ Giấy Ford trắng: có độ trắng cao nhất từ 68% trở lên. Được sử dụng để làm in bao thư, giấy tiêu đề, photocopy trong văn tròng,…

+ Giấy Ford vàng: có độ trắng thấp từ 60% nên thường sẽ bị ngả sang màu vàng. Được sử dụng để in sách giáo khoa, sách văn học,…

+ Giấy Ford màu: được sử dụng để làm những chiếc túi giấy cao cấp, xin xắn để tặng quà. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong ngành báo chí, thiết kế bao thư, giấy letterhead. 

– Ưu điểm của giấy Ford

+ Đa dạng định lượng, kích thước và màu sắc.

+ Tính ứng dụng cao.

+ Thân thiện với môi trường.

+ Giá rẻ.

– Nhược điểm của giấy Ford

+ Mỏng, mềm nên chất lượng in không tốt, chưa nổi bật được màu và hình ảnh được in. 

+ Dễ bị nhòe mực khi in.


– Giấy Couche là loại giấy màu trắng, bề mặt tráng phủ bằng cao lanh hoặc hỗn hợp polyme nên là mặt giấy rất phẳng, bóng và mịn khi dùng để in ấn thì rất bắt mực và đẹp. Được sử dụng phổ biến hiện nay. 

– Phân loại

+ Giấy couche Gloss: có bề mặt láng bóng, được phủ một lớp phủ vecni hoặc dung dịch giảm trầy xước điều đó làm cho bề mặt láng mịn hơn.

+ Giấy Couche Matt: có bề mặt láng mịn và mờ, tạo cảm giác dễ chịu và đở mỏi mắt cho người đọc nên sẽ thích hợp để làm sách, tạp báo chí.

+ Giấy Pindo: có bề mặt láng bóng nhưng bị đanh và cứng hơn. Loại giấy này thường chứa rất nhiều bột đá sẽ làm ảnh hưởng đến mắt của người đọc. 

– Ưu điểm của giấy Couche

+ Bề mặt sáng bóng, mịn sẽ làm cho sản phẩm khi in ấn lên nhìn bắt mắt và sang trọng hơn. Phù hợp để in ấn logo, tên thương hiệu làm nổi bật sản phẩm.

+ Chất liệu giấy thân thiện với môi trường. 

+ Có nhiều loại giấy Couche khác nhau và nhiều kích thước khác, dễ dàng cho người tiêu dùng lựa chọn. 

+ Không kén chọn máy khi in, đặc biệt khi in lên còn sắc nét và đẹp hơn. 

– Nhược điểm của giấy Couche

+ Giá thành của giấy Couche hơi mắc so với nhiều loại giấy bình thường khác. 


– Giấy Duplex là loại giấy có 2 mặt, một mặt được phủ bóng mặt còn lại thì không nên khi in màu lên giấy này cần được xưởng sản xuất cân nhắc để tránh để sản phẩm khi đưa ra bị lỗi. Và vì giấy Duplex được sản xuất dây chuyền công nghệ cao nên giấy có độ bền và độ dày nhất định thường để làm các thùng carton lớn. 

– Phân loại: 

+ Giấy Duplex 1 mặt: là giấy chỉ tráng phủ duy nhất 1 mặt. Khi chỉ tráng phủ 1 mặt chúng ta có thể tận dụng nó để làm thùng/hộp carton vì làm như vậy chúng ta vừa bảo bảo quản sản phẩm mà vừa có thể in ấn lên thùng carton. Độ bóng, mịn của giấy sẽ làm nổi bật logo, tên thương hiệu lên. 

+ Giấy Duplex 2 mặt: là giấy được tráng phủ 2 mặt. Chúng ta có thể tận dụng làm bìa hồ sơ, bao thư,…khi được tráng phủ 2 mặt sẽ làm cho bộ hồ sơ của chúng ta trang trọng hơn. 

– Ưu điểm của giấy Duplex

+ Có độ bền và độ cứng cao so với các loại giấy thông thường.

+ Màu sắc lên đều đẹp nên có thể sử dụng in ấn nhiều loại hộp khác nhau.

– Nhược điểm của giấy Duplex

+ Giấy Duplex có trọng lượng lớn nặng hơn so với các loại giấy in bao bì khác gây ra việc khó khăn trong in ấn, vậy nên mọi người cần phải cân nhắc. 

+ Do tính chất của giấy có loại sẽ khác nhau, nếu như không kiểm soát được sẽ bị khác biệt về màu sắc.


– Giấy Bristol là giấy với 2 mặt màu trắng được tráng láng mịn. Được sản xuất trực tiếp tại Anh. Định lượng giấy từ 67-400gsm nhưng định lượng giấy được sử dụng nhiều nhất là 300gsm và 280 gsm. 

– Phân loại: 

+ Giấy Bristol nhẵn: không có vết sần sùi hoặc dấu răng trên giấy. 

+ Giấy Bristol sần: có những vết sần sùi. 

– Ưu điểm của giấy Bristol

+ Với 2 mặt màu trắng láng mịn tạo hiệu ứng in ấn rất đẹp.

+ Độ bền cao, giấy dày dặn. 

+ Phù hợp với nhiều loại máy in khác nhau, cho ra một chất lượng in tuyệt đẹp. 

+ Được sử dụng làm nhiều đồ vật khác nhau như: in hộp mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, in thiệp cưới,…

– Nhược điểm của giấy Bristol

+ Giá thành cao so với các loại giấy in bao bì khác. 

+ Trọng lượng tương đối nặng vì được ép từ nhiều lớp giấy. 


– Giấy Ivory là giấy tương tự giống với giấy Bristol nhưng chỉ khác là giấy Ivory một 1 mặt màu trắng mặt còn lại là màu trắng nhám. Một trong những điểm nổi bật nhất là tính độ dày và độ cứng cao. Định lượng phổ biến của giấy là 190gsm – 400 gsm, trong đó thông dụng nhất là Ivory 300 gsm, 350 gsm và 400 gsm. 

– Phân loại

+ Giấy Ivory (FBB): Một mặt giấy được tráng phủ, mặt còn lại là màu trắng nhám. Thường thì để làm hộp thuốc lá, hộp cà phê,…

+ Giấy Ivory (Kraft): Một mặt giấy tráng láng Ivory một mặt còn lại sẫm sần giống giấy Kraft. Thường thì để làm hộp diêm, hộp giày, hộp kem đánh răng,…

– Ưu điểm của giấy Ivory

+ Có bề mặt láng mịn cho hình in đẹp mắt. 

+ Độ bền, độ cứng khá tốt, chịu được va đập nhẹ. 

+ Phù hợp với nhiều công nghệ in khác nhau. 

– Nhược điểm của giấy Ivory

+ Có giá thành tương đối cao so với giấy Couche, Bristol.

+ Sẽ có màu hơi ngã vàng chứ không trắng như giấy Couche.


– Giấy Decal chính là loại nhãn giấy (team nhãn) dùng để dính vào đô vật khác nhờ lớp keo phủ ở mặt sau của decal và lớp này dính được che lại bằng một lớp giấy bảo vệ. Trái với các loại sticker khác, lớp keo của decal được làm ướt rồi được làm khô sau đó. Vì vậy, chỉ cần tách lớp giấy bảo vệ ra chúng ta có thể dán lớp decal lên bất cứ đồ vật khác. Định lượng giấy decal 115 gsm, 135 gsm, 150 gsm,…

– Phân loại

+ Decal đế vàng: là loại giấy Decal có bề mặt trắng bóng có thể in ấn hình ảnh, bề mặt sau phủ keo dùng để dán lên bề mặt sản phẩm. Loại này có tính kháng nước tốt.

+ Decal đế xanh: giống với giấy Decal đế vàng.

+ Decal da bò: làm từ giấy Kraft màu nâu, có phủ keo dùng để in ấn logo, tên sản phẩm,…rồi dán lên thùng carton.

– Ưu điểm của giấy Decal

+ Khi in lên hình ảnh và màu sắc thể hiện đẹp mắt, chân thực. 

+ Độ bám dính tốt, kháng nước. 

+ Chi phí in ấn rẻ, nhẹ dễ tạo hình. 

– Nhược điểm của giấy Decal

+ Độ bền kém, nếu không cán màng bóng bên ngoài.

+ Không tiếp xúc lâu với ánh nắng hoặc độ ẩm thấp, chỉ thích hợp trong điều kiện môi trường bình thường.


– Giấy Kraft được sản xuất từ bột giấy hóa học của gỗ mềm từ đó tạo nên bởi quy trình nghiền bột. Quá trình sản xuất giấy Kraft có thể được đốt tái sinh nhiệt, tiết kiệm năng lượng nên loại giấy này còn được gọi là giấy tái sinh. Định lượng giấy dao động từ 80 gsm – 400gsm. 

– Phân loại

+ Giấy Kraft màu nâu vàng nhạt: Được làm từ sợi Xenlulozo xử lý bằng muối Natri Sunphat, không tẩy trắng. 

+ Giấy Kraft màu trắng: bản chất là màu nâu vàng được tẩy trắng để sản xuất. 

– Ưu điểm của giấy Kraft

+ Khả năng thấm hút tốt. 

+ Dẻo dai và khả năng chịu được lực tương đối cao. 

+ Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí in ấn bao bì cho người tiêu dùng. 

+ Thân thiện với môi trường, tái sử dụng lại được nhiều lần. 

– Nhược điểm của giấy Kraft

+ Không để đựng được các sản phẩm ở dạng lỏng và dạng keo.


– Giấy mỹ thuật là giấy có bề mặt láng mịn và hơi sần, thường thì dùng để in ấn bao bì cao cấp. Định lượng giấy khoảng từ 120 gsm – 180 gsm, có độ cứng và độ bền cao hơn các loại giấy thông thường khác. 

– Phân loại

+ Giấy Linen: bề mặt giấy có vân phớt nhẹ. 

+ Giấy Ipack: có độ cứng, dày và bề mặt mịn màng, màu sắc thì tươi tắn. 

+ Giấy Romance: có màu sáng, bề mặt có độ xốp cao cho hình in đẹp. 

+ Giấy Notturno: giấy có màu đậm, bề mặt giấy mịn.

+ Giấy Stardream: bề mặt giấy có ánh kim.

+ Giấy Safari: bề mặt giấy có độ mịn và độ trắng cao. 

– Ưu điểm của giấy Mỹ Thuật 

+ Tạo sự đẳng cấp, mới lạ cho bao bì giấy. 

+ Đồ bền cao, hình khi in lên ít bị phai mờ. 

– Nhược điểm của giấy Mỹ Thuật

+ Giá thành tương đối cao.