In offset 

In Offset là một kỹ thuật in ấn, trong đó các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in. 

In UV 

In UV Là sử dụng mực UV trong quá trình in ấn – Khi sử dụng mực in lụa UV thì ta sẽ tạo ra được nhiều hiệu ứng rất “ART” và in được trên nhiều vật liệu với năng suất & chất lượng cao. 

In Flexo 

In flexo (flexography) là kỹ thuật in nổi, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết..) trên khuôn in nằm cao hơn các phần tử không in. Hình ảnh trên khuôn in ngược chiều, được cấp mực bằng trục anilox, sau đó truyền mực trực tiếp lên vật liệu in qua quá trình ép in. In flexo được sử dụng để in các sản phẩm như: in thùng carton,in  các loại decal nhãn hàng hóa, in các loại màng…  

In Lụa

In lụa là một dạng trong kỹ thuật in cơ bản. In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới. In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy… hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men. 

In Typo

In Typo Đây là phương pháp in đầu tiên và cổ xưa nhất được phát minh bởi người Trung Quốc nhưng ông tổ của ngành in là người Đức – Johannes Gutenberg. Nguyên lý in Typo là in cao tức là trên khung in Typo các hình ảnh, chữ… nằm ở trên, cao hơn phần không in, khi in chúng ta chà mực qua bề mặt khung in, các phần tử nằm cao hơn sẽ nhận được mực và sau đó khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt chữ in và tạo ra hình hoặc chữ cần in. 

In Thạch Bản 

Còn gọi là in litô, in đá, là một phương pháp in ấn trên bề mặt nhẵn. Một kỹ thuật tương tự đã được phát triển để sản xuất các thiết bị bán dẫn và MEMS. 

QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC SIZE, KHỔ GIẤY

Kích thước khổ giấy trong ngành in ấn là vô cùng quan trọng vì mỗi sản phẩm in khác nhau cần có một khổ giấy chuẩn nhất định. An Phát Printing chia sẻ bài viết về kích thước của từng khổ giấy theo tiêu chuẩn quy ước của ISO 216 nhằm phục vụ công tác in ấn của mỗi nhà in.

Các kích thước của khổ giấy A, theo quy định của ISO 216 gồm các khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10. Mỗi khổ giấy tiếp theo sẽ bằng 1 nửa khổ giấy trước đó.

Cách xác định:

Một loạt các kích thước giấy A4, A5 được quy định tại ISO 2016 các yêu cầu sau đây:

- Chiều dài chia cho chiều rộng là 1,412.

- Kích thước A0 có diện tích là 1 mét vuông.

- Mỗi kích thước sau A (n) được định nghĩa là A (n-1) cắt giảm một nữa song song với các cạnh của nó ngắn hơn.

- Chiều dài tiêu chuẩn và chiều rộng của mỗi kích thước được làm tròn đến mm gần nhất.

- Kích thước khổ giấy A0: 118,0 cm X 84,1 cm

- Kích thước khổ giấy A1: 84,1 cm X 59,4 cm

- Kích thước khổ giấy A2: 59,4 cm X 42 cm

- Kích thước khổ giấy A3: 42 cm X 29,7 cm

- Kích thước khổ giấy A4: 29,7 cm X 21 cm

- Kích thước khổ giấy A5: 21cm X 14,8 cm

- Kích thước khổ giấy A6: 14,8 cm X 10,5 cm

CÔNG THỨC TÍNH ĐƠN VỊ GIẤY

I. Công thức tính giấy dạng tờ:

Định lượng giấy: BW (gsm)

Chiều dài: L (cm)

Chiều rộng: W (cm)

Trọng lượng: NW (kg)

1 Ream = 500 tờ

1. Công thức tính từ: Tờ sang Kg

Trọng lượng: NW (kg) = ( BW x L x W x Số tờ ) / 10.000.000

Trong đó 10.000.000 là hằng số quy đổi.

2. Công thức tính từ: Kg sang Tờ

Số tờ = ( NW x 10.000.000 ) / ( BW x L x W )

II. Công thức tính giấy dạng cuộn

Định lượng giấy: BW (gsm)

Chiều dài cuộn: L (m)

Khổ rộng: S (cm)

Trọng lượng: NW (kg)

1. Công thức tính từ: Chiều dài cuộn sang Kg

Trọng lượng: NW (kg) = ( BW x L x S ) / 100.000

Trong đó 100.000 là hằng số quy đổi

2. Công thức tính từ: Kg sang Chiều dài

Chiều dài (m) = ( NW x 100.000 ) / ( BW x L x S )

GIẤY IVORY LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG TRONG IN ẤN

1. Giấy Ivory là gì?

Giấy Ivory là giấy có mặt màu trắng, độ mịn và độ sáng rất cao vì được xử lý qua thiết bị. Cũng tương tự như giấy Bristol nhưng giấy Ivory chỉ có tráng 1 mặt, mặt còn lại là màu trắng nhám.

Giấy Ivory có độ dày và độ cứng cao hơn so với giấy Bristol.

2. Phân loại giấy Ivory

Giấy Ivory được chia làm 2 loại cơ bản:

Giấy Ivory (FBB): Giấy Ivory này có tráng phủ một mặt, mặt còn lại màu trắng nhám, đế giấy màu trắng, dày và khá cứng. Định lượng giấy này vào khoảng 170 – 400 gsm, nhưng định lượng phổ biến vào khoảng 210 – 350 gsm. Loại giấy này thường dùng để in bao bì, túi, hộp thuốc lá, hộp thuốc tây, hộp mỹ phẩm, dược phẩm, hộp nước hoa, hộp bánh, hộp đựng thức ăn nhanh, hộp trà, cà phê, bìa tập & sách, folder....

Giấy Ivory Kraft: Có độ dày và độ cứng cao, một mặt tráng láng Ivory mặt còn lại sẫm sần giống như giấy Kraft. Định lượng giấy vào khoảng 230gsm – 500gsm. Giấy này thường được sử dụng rộng rãi trong in ấn bao bì, hộp giày, bao bì rượu, gói thuốc lá, hộp diêm, hộp kem đánh răng, bao bì mỹ phẩm, sản phẩm túi xách cao cấp, hộp đựng bóp đèn, các loại hộp sữa và làm vỏ hộp nước trái cây. Ưu điểm của loại giấy này là rất tiện lợi, dễ phân hủy và có thể tái sử dụng nhiều lần, không gây hại đến môi trường cũng như sức khỏe con người.

3. Định lượng

Giấy Ivory có các định lượng thường được sử dụng phổ biến là: 210, 230, 250, 270, 300, 350, 400gsm

4. Ưu, nhược điểm của giấy Ivory

4.1 Giấy Ivory sở hữu một số ưu điểm như sau:

+ Giấy sáng bóng, mang đến hiệu quả cao trong in ấn. Lớp tráng trên bề mặt rất mỏng, mang đến độ bền của giấy cao.

+ Có thể dùng giấy Irovy để cắt, in nổi, gấp nếp, cắt khuôn dập,… mang lại cho mẫu bao bì thêm hấp dẫn.

+ Loại giấy này có đặc tính là dai, xốp, nhẹ. Ngoài ra còn chịu được lực tốt.

4.2 Nhược điểm của giấy Ivory:

Do Ivory là loại giấy cao cấp nên giá thành của giấy tương đối đắt (đắt hơn so với các loại giấy khác như: giấy Ford, giấy Bristol, giấy Couche, giấy Duplex). Thường thì chỉ những bao bì hộp cao cấp mới sử dụng loại giấy này.

5. Ứng dụng của giấy Ivory

Dùng để đựng những sản phẩm trong ngành thực phẩm, thức ăn nhanh, dược phẩm, mỹ phẩm….trường hợp dùng để đựng thực phẩm thì cần có giấy chứng nhận an toàn cho sức khỏe người dùng.

Được sử dụng trong ngành điện để đựng bóng đèn, cầu chì, cầu dao,… Ngành cơ khí thì đựng các sản phẩm ốc, vít, kìm, khóa cửa,…

Ngoài ra, giấy Ivory cũng thường được dùng để làm bìa đựng hồ sơ, bìa sách.

Nhà cung cấp:

Indonesia: PAMENANG, IK - VA, IK - IA

Trung Quốc: Chenming, Ningbo, IP Sun

GIẤY DUPLEX LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG TRONG IN ẤN

1. Giấy Duplex là gì?

Giấy Duplex là loại giấy được sản xuất dựa trên công nghệ tráng phủ bề mặt, có bề mặt trắng và lán gần với Bristol, một mặt không phủ bóng và có đặc điểm tương tự giấy bồi.

2. Phân loại giấy Duplex

Giấy Duplex ở dạng cuồn và dạng tấm thường được chia thành 2 loại:

Loại giấy Duplex 1 mặt tức là giấy được tráng 1 mặt: Định lượng của giấy duplex 1 mặt thường ở mức 210g/m2

Loại giấy Duplex 2 mặt tức là cả 2 mặt đều được sử dụng công nghệ tráng phủ bề mặt như nhau. Định lượng giấy Duplex 2 mặt thường vào khoảng trên 250 g/m2.

3. Định lượng

Giấy Duplex có các định lượng thường được sử dụng phổ biến là: 200, 230, 250, 300, 350, 400, 450, 500gsm.

4. Ưu, nhược điểm của giấy Duplex

4.1 Giấy Duplex sở hữu một số ưu điểm như sau:

Giấy có độ cứng cao cthể đáp ứng được các kích thước sản phẩm khác nhau, bảo vệ được các sản phẩm đựng bên trong.

Hộp sản phẩm in bằng giấy Duplex sẽ cho ra màu sắc tươi sáng, đa dạng và không kém phần tinh tế, sang trọng.

Chi phí hợp lí và rẻ hơn so với một số loại giấy khác như Ivory, Bristol.

4.2 Nhược điểm của giấy Duplex:

Độ bám mực của giấy Duplex không cao nên có thể sẽ bị lem màu. Chính vì thế, sau khi in ấn trên giấy duplex nên mang đi cán màng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

5. Ứng dụng của giấy Duplex

Với đặc điểm là cứng, có độ bóng mịn cao, bám mức tốt thì giấy duplex đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống để in các hộp giấy duplex, cụ thể như in bao bì đựng mỹ phẩm, in hộp đựng bánh kem, in hộp dược phẩm, in hộp đựng quà…

Ngoài những phân khúc sản phẩm hộp giấy duplex được liệt kê ở trên, giấy duplex với đặc điểm là định lượng lớn, độ cứng cao còn được sử dụng trong lĩnh vực in hộp carton cứng, in thùng carton, bìa hồ sơ, in bao thư… 

Nhà cung cấp:

Hàn Quốc: Hansol, Kleannara

Nhật Bản: Oji

Indonesia: IK

GIẤY BRISTOL LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM NỔI BẬT CỦA GIẤY BRISTOL

1. Giấy Bristol là gì?

Giấy Bristol là một loại giấy thông dụng trong in ấn, không được tráng phủ nhưng được tráng trắng và láng mịn. Hai mặt của giấy giống nhau, đều láng mịn trắng sáng, thích hợp để sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Giấy có đặc điểm báo mực tốt, độ mịn cao nên rất được yêu thích.

Giấy có thể viết được bút bi, bút chì lên tùy theo loại giấy. Giấy hơi nặng, cứng nên được sử dụng nhiều trong ngành bao bì.

2. Phân loại giấy Bristol

Vì độ tiện dụng và thông dụng cũng như cho ra những sản phẩm chất lượng mà giấy bristol ngày càng chiếm lĩnh trên thị trường in ấn. Thường giấy được chia làm 2 loại để đa dạng sự lựa chọn:

- Loại có bề mặt láng mịn thích hợp cho bút viết và mực in

- Loại có bề mặt sần thích hợp cho bút chì và phấn.

3. Định lượng giấy Bristol

Định lượng giấy là khái niệm để chỉ trọng lượng của 1 gam giấy trong 1 mét vuông. Ví dụ giấy có định lượng là 150gsm có thể hiểu là 1 tờ giấy 1 mét vuông đó nặng 150g. Định lượng quyết định độ dày mỏng của giấy cũng như chất lượng in ấn thành phẩm.

Định lượng phổ biến của giấy bristol 67gsm – 400gsm. Giấy Bristol 300gsm và giấy Bristol 280gsm là 2 loại thường gặp nhất.

4. Ưu nhược điểm của giấy Bristol

4.1 Ưu điểm

+ Giấy có bề mặt láng mịn, dễ dàng in ấn

+ Giấy Bristol thường được ép từ nhiều lớp nên dày và cứng, thích hợp làm vỏ hộp, bao bì sản phẩm

+ Giá thành phải chăng

4.2 Nhược điểm

+ Giấy bình dân, không hợp để in ấn các ấn phẩm cao cấp hoặc ấn phẩm văn phòng

+ Khả năng chống thấp nước và chịu lực không quá tốt

5. Ứng dụng của giấy Bristol

Dưới đây là một số ứng dụng cơ bản của giấy Bristol:

Với các định lượng mỏng, giấy có thể được dùng để in các ấn phẩm văn phòng như catalogue, phong bì thư, name card

Có thể được dùng để in Poster, thiệp cưới, thiệp mời hoặc bìa sách vở, lịch

In hộp, bao bì sản phẩm với các định lượng dày hơn.